TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH
Số 12 Tân Hải, phường 13, quận Tân Bình
HOTLINE
0765.799.565
Đường dây nóng TTYT Quận
0908.320.002
Nguyễn Mão - Phó giám đốc
0909.778.175
Phan Văn Chính - Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ
0935.606.969
Trần Đình Khâm - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật
0913.843.699
Nguyễn Thanh Trí - TYT Phường 1
0938.269.324
Trần An Trinh - TYT Phường 1
0973.075.379
Đinh Thị Thu Thảo - TYT Phường 2
0902.386.885
Tăng Tú Trinh - TYT Phường 2
0973.230.328
Trần Thị Lập - TYT Phường 3
0901.842.351
Đỗ Thị Tâm Thanh - TYT Phường 3
0909.470.723
Trần Văn Thọ - TYT Phường 4
0963.210.064
Lê Hoàng Dân - TYT Phường 4
0903.316.142
Trần Thùy Trang - TYT Phường 5
0397.494.025
Đào Thị Kim Ngân - TYT Phường 6
0979.732.619
Lê Thị Huệ - TYT Phường 7
0906.605.015
Điêu Minh Nhật - TYT Phường 7
0935.855.234
Tạ Viết Dũng- TYT Phường 8
0916.939.791
Lê Thị Quyên- TYT Phường 9
0961.573.086
Trần Ngọc Hải- TYT Phường 9
0975.460.615
Trần Thị Thuý Trình- TYT Phường 10
0933.180.709
Nguyễn Minh Toàn- TYT Phường 10
0937.270.480
Phạm Nguyễn Hoàng Vân - TYT Phường 11
0383.322.211
Trần Thị Nga- TYT Phường 11
0367.774.978
Lê Thị Nhàn - TYT Phường 12
0375.833.708
Nguyễn Thị Thanh Diễm - TYT Phường 12
0987.166.457
Đào Thị Thanh Nga - TYT Phường 13
0936.299.943
Huỳnh Thị Kim Yến- TYT Phường 13
0909.761.710
Nguyễn Thu Thủy - TYT Phường 14
0943.635.353
Nguyễn Thị Thanh Huyền - TYT Phường 14
0908.556.955
Nguyễn Thị Khánh Chi- TYT Phường 15
0703.179.507
Lưu Văn Phát - TYT Phường 15
Trang chủ
Giới thiệu Trung Tâm
Dịch vụ
Khám, Chữa bệnh
Cấp cứu
Nội khoa
Ngoại khoa
Nha khoa
Da liễu
Sản phụ khoa
Y học cổ truyền
Bảng giá Khám, chữa bệnh
Khám sức khỏe
Tiêm chủng dịch vụ
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu, nước tiểu, lao
Xét nghiệm vi sinh nước
Xét nghiệm COVID-19
Xét nghiệm theo thông tư 14/2020/TT-BYT
Chẩn đoán hình ảnh
X-quang
Siêu âm
Tập huấn
Tập huấn kiến thức ATTP
Tập huấn sơ cấp cứu
Phòng Khám đa khoa - Trung tâm Y tế
Thông tin – Sức khoẻ
Vấn đề sức khoẻ
Bệnh truyền nhiễm
COVID-19
Sốt xuất huyết
Đậu mùa khỉ
Tay chân miệng
Bệnh truyền nhiễm khác
Tư vấn, điều trị nghiện chất và HIV/AIDS
Sởi
Bệnh không lây nhiễm
Ung thư
Tim mạch
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đái tháo đường
Bệnh khác
Tiêm chủng mở rộng
An toàn thực phẩm
Vệ sinh môi trường
Phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Tin hoạt động
Tin văn bản
Thông báo
Không gian văn hoá Hồ Chí Minh
Văn bản chỉ đạo, Kế hoạch thực hiện
Hành trình theo chân Bác
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Triển lãm ảnh "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người"
Triển lãm các tác phẩm của Bác
Bác Hồ với ngành y tế
Ngày này năm ấy
Phổ biến pháp luật
Văn bản, quy phạm pháp luật
Ngày pháp luật
Tin Đảng - đoàn thể
Thông tin từ Sở Y tế
Thư viện Video
Hành chính
Lịch công tác
Thông tin đấu thầu
Cơ sở vật chất
Trang thiết bị y tế
Vật tư - Hoá chất (XN - TTBYT)
Trang thiết bị văn phòng
Thuốc
Khác
Cải cách hành chính
Bạn hỏi hay - Trung tâm Y tế trả lời ngay
Văn bản
Phòng, chống tham nhũng
Hỏi - Đáp
Cơ hội nghề nghiệp
Liên hệ
Trang chủ
Thông tin – Sức khoẻ
Kiến thức sức khỏe
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ NƯỚC HỘ GIA ĐÌNH BẰNG CÁC BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN
06:34 - Thứ Bảy 27/04/2024
Một số biện pháp xử lý nước đơn giản để có nước an toàn sử dụng nhằm phòng chống các dịch, bệnh lây qua đường nước như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…đối những hộ gia đình chưa được cấp nước sạch từ các cơ sở cung cấp nước tập trung hoặc trong trường hợp khẩn cấp (như lũ lụt, hạn hán) không có nước sạch để sử dụng.
Lựa chọn nguồn nước
:
Nên lựa chọn nước giếng đào, nước giếng khoan để xử lý. Trong trường hợp không có nguồn nước ngầm, phải sử dụng nước ao hồ, sông suối, kênh rạch thì cần lựa chọn những điểm có khả năng ít bị ô nhiễm nhất, cố gắng lấy nước càng xa bờ càng tốt để xử lý theo các bước sau đây.
Các biện pháp xử lý nước
Bước 1: Làm trong nước
Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.
- Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
- Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong
(chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều)
.
Lưu ý:
Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.
Bước 2: Khử trùng nước
Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.
a) Khử trùng nước bằng hóa chất:
- Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước trong, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.
- Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Cách khử trùng:
- Viên Cloramin B 0,25g:
Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.
- Viên Aquatabs 67mg:
Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.
- Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramin hoạt tính trong l lít nước.
Đối với bột Cloramin B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramin B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý:
- Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.
- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.
- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi rồi mới sử dụng.
- Việc khử trùng nước bằng hóa chất bột cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cán bộ y tế có chuyên môn.
- Trước khi tiến hành khử trùng cần kiểm tra hạn sử dụng của hóa chất, nên sử dụng hóa chất còn hạn sử dụng để đảm bảo liều lượng và hiệu quả khử trùng.
b) Đun sôi nước
- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.
- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.
- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
c) Sử dụng các thiết bị lọc nước
Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm tra của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.
Lưu ý:
Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.
/.
Tải tài liệu tại đây!
Nguồn: Trung tâm Y tế quận Tân Bình
Tin tức khác
13:55 - Thứ Năm 03/08/2023
Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm việc vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ!
10:09 - Thứ Hai 07/10/2024
Cách xử lý nước ăn uống trong mùa lũ lụt
15:02 - Thứ Năm 19/09/2024
Tạo ra một không gian dành riêng cho phục hồi sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc
14:27 - Thứ Năm 08/08/2024
Bộ Y tế: Mất cân bằng giới tính khi sinh có thể dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ
08:32 - Thứ Hai 05/08/2024
Hệ lụy khi quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên
5
4
3
2
1
Chia sẻ nhận xét về bài viết
Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi