HOTLINE

Khoa Tham vấn - Hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS quận Tân Bình triển khai khám sàng lọc, quản lý bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV.

Người nhiễm HIV có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm cao hơn so với người không nhiễm HIV cùng độ tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, người nhiễm HIV nếu không được phát hiện và chẩn đoán theo dõi, điều trị sớm bệnh không lây nhiễm, sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng, tử vong.

Bệnh không lây nhiễm bao gồm rất nhiều bệnh, nhưng đáng chú ý nhất là 4 loại bệnh chính như sau:

- Bệnh tim mạch (như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ),

- Ung thư

- Bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản)

- Đái tháo đường.

- Kế đến có thể nhắc tới các bệnh lý về thần kinh, tâm thần và các bệnh lý khớp mạn tính.

BS. Nguyễn Cát Tín đang khám sàng lọc bệnh nhân nhiễm có bệnh lý tăng huyết áp

Khái niệm yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm nghĩa là các yếu tố (về thói quen sinh hoạt, lối sống, các tác nhân vật lý hay hóa học…) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh không lây nhiễm hay tử vong do bệnh.

Các bệnh không lây nhiễm phổ biến có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là:

- Hút thuốc lá (hoặc thuốc lào).

- Thiếu vận động thể lực.

- Lạm dụng rượu, bia

- Chế độ ăn không hợp lý.

Để giúp phát hiện, quản lý bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV, trong năm 2023, Dự án Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại quận Tân Bình (Dự án EPIC) đã đưa hoạt động khám  sàng lọc và quản lý các bệnh không lây nhiễm đối với bệnh nhân HIV/AIDS nhằm giúp cho người nhiễm được can thiệp, điều trị trong thời gian sớm nhất theo kế hoạch của Khoa Tham vấn - Hỗ trợ cộng đồng, HIV/AIDS thực hiện, theo dõi trong năm.

                                                  YS. Đinh Đức Điển – Khoa TV-HTCĐ, HIV/AIDS

 

       


Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi