HOTLINE

6 tháng đầu năm 2023 tại TP.HCM đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1 vụ xảy ra tại trường học.

Ngày 2.8, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM họp sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và triển khai nhiệm vụ đến cuối năm. Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm.

Vụ thứ nhất xảy ra vào ngày 12.4 làm 38/717 học sinh dùng bữa ăn trưa tại Trường THCS Rạng Đông (đường Phan Chu Trinh nối dài, P.12, Q.Bình Thạnh) bị ngộ độc. Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật gây ra trong món cơm trắng ăn cùng chả trứng hấp thịt.

Vụ ngộ độc thực phẩm thứ hai do vi khuẩn Clostridium Botulinum xảy ra tại P.Long Thạnh Mỹ (TP.Thủ Đức) vào ngày 13.5 khiến 3/4 người ăn nhập viện. Nhưng cơ quan chức năng không tìm thấy nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì, chả lụa. Vụ việc này vừa có kết luận vào cuối tháng 7.2023.

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM kiểm tra hóa chất tẩy trắng bắp chuối

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 21.365 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả phát hiện 2.816 cơ sở vi phạm, xử phạt 638 cơ sở với tổng số tiền 13,4 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn tịch thu hơn 13 tấn đường cát, tiêu hủy 29.235 đơn vị sản phẩm và 4,5 tấn sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 7 cơ sở (trong đó đã khởi tố 2 cơ sở), nhắc nhở 2.177 cơ sở chủ yếu kinh doanh thức ăn đường phố…

TP.HCM cũng đã rà soát việc quảng cáo thực phẩm chức năng trên các trang mạng xã hội. Đến nay, đã rà soát 7.200 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện 78 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm và chuyển bộ phận thanh tra theo dõi, xử lý.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 21.365 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết quả phát hiện 2.816 cơ sở vi phạm, xử phạt 638 cơ sở với tổng số tiền 13,4 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn tịch thu hơn 13 tấn đường cát, tiêu hủy 29.235 đơn vị sản phẩm và 4,5 tấn sản phẩm thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, đã chuyển cơ quan điều tra xử lý 7 cơ sở (trong đó đã khởi tố 2 cơ sở), nhắc nhở 2.177 cơ sở chủ yếu kinh doanh thức ăn đường phố…

TP.HCM cũng đã rà soát việc quảng cáo thực phẩm chức năng trên các trang mạng xã hội. Đến nay, đã rà soát 7.200 sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phát hiện 78 sản phẩm có dấu hiệu vi phạm và chuyển bộ phận thanh tra theo dõi, xử lý.

P.HCM cũng đã tiến hành hậu kiểm tại chỗ 1.347 hồ sơ tự công bố. Trong đó có 532 hồ sơ đạt (tỷ lệ 39,50%), có dấu hiệu vi phạm 815 hồ sơ (tỷ lệ 60,50%). Đối với các hồ sơ hậu kiểm không đạt, TP.HCM đã có kế hoạch giám sát, tập huấn, hướng dẫn các cơ sở thực hiện theo đúng quy định.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại TP.HCM sẽ tập trung vào giải quyết các chợ tự phát xung quanh các chợ đầu mối, đảm bảo an toàn ở các chợ truyền thống và hàng rong. Đặc biệt, công tác đảm bảo an toàn, phòng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, trường học cũng sẽ được tăng cường, nhất là vào thời điểm học sinh vào năm học mới. Bên cạnh đó là đảm bảo an toàn thực phẩm các mùa lễ hội.

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người dân, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm nói chung và ngộ độc do vi khuẩn Clostridium Botulinum nói riêng, người dân cần ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc. Về phía nhà quản lý tăng cường kiểm tra, tuyên truyền mua bán thực phẩm sạch.

Mặt khác, ngành y tế cũng cần dự trữ các thuốc quý hiếm để điều trị khi cần thiết, tránh trường hợp như việc thiếu thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Clostridium Botulinum như thời gian qua.

                                    Khoa Y tế Công Cộng - An toàn thực phẩm

                                                                                                                                                           (Nguồn: thanhnien.vn)

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi