HOTLINE

5 nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm càng nhiều chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất càng trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học sử dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn chế biến sẵn như thịt quay, giò chả, đồ ăn vặt, ô mai… đang bị lạm dụng. Nhiều loại thịt gia súc, gia cầm bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang được bán tràn lan; các đồ uống, nước giải khát, bánh, kẹo hàng nhái, hàng không đảm bảo chất lượng vẫn xảy ra làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong kỳ nghỉ dài của Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân cần có những lưu ý khi lực chọn mua thực phẩm tiêu dùng, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn trong những ngày Tết như sau:


Bên cạnh đó, để đón Tết vui vẻ và giữ gìn được sức khỏe, mọi người cần chú ý ăn vừa đủ các món ăn ngày Tết, ăn đúng giờ, không nên ăn quá nhiều vì các món ăn ngày tết thường chứa nhiều năng lượng. Không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn mứt, kẹo nhiều suốt ngày để tránh làm bỏ bữa ăn chính gây ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng dinh dưỡng của các cháu sau Tết.
 Nguyễn Thị Kiều Loan – Khoa YTCC-ATTP


Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi