HOTLINE

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa nắng

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm tập thể.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 659 người bị ngộ độc, trong đó ba người tử vong.

Riêng tháng 3/2024, cả nước xảy ra sáu vụ ngộ độc thực phẩm, khiến 368 người bị ngộ độc. Điển hình là vụ việc xảy ra ngày 14/3/2024 tại quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang khiến 367 người có triệu chứng ngộ độc phải vào cấp cứu, điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Đáng lưu ý, ngày 05/4/2024 một học sinh trường Tiểu học Vĩnh Trường (phường Vĩnh Trường, TP. Nha Trang) đã tử vong nghi do bị ngộ độc sau khi ăn sáng. Nhiều học sinh khác cũng có triệu chứng nghi ngờ ngộ độc sau khi ăn sáng tại các hàng quán và hàng bán rong xung quanh trường.

Thời tiết nắng nóng là điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh khiến thức ăn dễ bị ôi thiu. Đây cũng là thời điểm mà nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Do vậy, người dân cần chú ý thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn:

Nguyên tắc 1. Chọn thực phẩm an toàn

Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn.

Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.

Thực phẩm đóng hộp không chọn hộp bị méo, trương phồng hay gỉ.

Không sử dụng thực phẩm bị ôi, thiu, mốc, hỏng.

Nguyên tắc 2. Nấu chín kỹ thức ăn

Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt trên 70°C.

Không nên ăn các thức ăn sống chưa qua nấu chín kỹ như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi …

Nguyên tắc 3. Ăn ngay sau khi nấu

Để đảm bảo an toàn hãy ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu chín xong.

Nguyên tắc 4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín

Muốn giữ thức ăn quá 2 giờ đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C.

Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

Bảo quản thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.

Nguyên tắc 5. Đun kĩ lại thức ăn trước khi ăn

Thức ăn chín dùng lại sau 2 giờ phải được đun kỹ lại

Nguyên tắc 6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và thực phẩm sống

Không bảo quản chung các loại thực phẩm sống và thức ăn chín

Nguyên tắc 7. Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn

Cần rửa tay bằng dung dịch rửa tay và rửa kỹ lại với nước sạch sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống và trước khi ăn.

Nguyên tắc 8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ

Tất cả các bề mặt dùng để chế biến thức ăn phải luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo.

Nguyên tắc 9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác

Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... khỏi sự xâm nhập của các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác gây hại.

Nguyên tắc 10. Sử dụng nguồn nước sạch

Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm và rửa trang thiết bị, dụng cụ (theo Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế).

Tải tài liệu tại đây!

Khoa YTCC-ATTP tổng hợp

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi