HOTLINE

Tăng cường công tác An toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024

Nhằm đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024, đặc biệt là các sản phẩm/nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp tết Nguyên đán và trong các Lễ hội như: thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau, củ, quả, phụ gia thực phẩm v.v...và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu do methanol.

Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm 
1. Đảm bảo vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. 
2. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm. 
3. Đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh doanh giò, chả, bánh trưng, bánh tét, bánh, mứt cổ truyền để đảm bảo an toàn thực phẩm. 
Đối với người tiêu dùng thực phẩm  
1. Chọn thực phẩm an toàn;
2. Nấu kỹ thức ăn;
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín;
5. Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn;
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín;
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ;
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ;
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác;
10. Sử dụng nguồn nước sạch.
Ngoài ra khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải ngưng sử dụng thực phẩm đó và sơ cứu sau đó đưa tới trụ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.

Bá Phúc (Phòng Dân số - Truyền thông và giáo dục sức khoẻ)

 

 

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi