HOTLINE

Sự cần thiết của việc tiêm phòng vắc xin cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, lây lan qua đường hô hấp, có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, viêm phổi, suy hô hấp.
Đối với các nhóm nguy cơ cao (trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính), cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Việc sử dụng vắc xin cúm là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Mỗi năm, thành phần vắc xin được cập nhật để phù hợp với các chủng virus cúm đang lưu hành.

Những lợi ích từ việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh Cúm mang lại:
1. Giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng
Virus cúm lây lan rất nhanh, đặc biệt ở môi trường đông người. Tiêm vắc xin giúp tạo miễn dịch cộng đồng, giảm số ca mắc và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
2. Bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
Người không thể tiêm vắc xin (do dị ứng hoặc chống chỉ định) sẽ được bảo vệ gián tiếp nếu tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trong cộng đồng cao.
3. Giảm gánh nặng y tế và kinh tế
Tiêm vắc xin cúm giúp giảm số ca nhập viện, giảm chi phí điều trị và tránh mất ngày lao động hoặc học tập.
4. Hiệu quả phòng bệnh trước các chủng virus mới
Vắc xin cúm được cập nhật hàng năm dựa trên dự đoán về các chủng virus lưu hành, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu.
Khuyến cáo
Tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mạn tính, nên tiêm vắc xin cúm định kỳ hàng năm. Tuân thủ lịch tiêm chủng và các khuyến cáo từ cơ sở y tế để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Tác giả Nguyễn Hùng Nhơn – Khoa Kiểm soát bệnh tật (tổng hợp)

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi