HOTLINE

Hỏi - Đáp

1. Sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue như thế nào?

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm và véc-tơ truyền bệnh chính là muỗi vằn Aedes aegypti. Chu trình truyền bệnh như sau: người mang vi rút dengue → muỗi → các thành viên khác trong cộng đồng.

Sau khi muỗi đốt người bị bệnh, vi-rút từ máu người bệnh sẽ truyền sang tế bào muỗi. Thời gian từ khi muỗi hút máu người bệnh đến khi muỗi có thể truyền bệnh sang người khác là khoảng 12 ngày. Trong thời gian này, các vi-rút được nhân lên bên trong cơ thể muỗi, lây lan đến các tế bào thuộc các bộ phận khác nhau cho đến khi nó lan đến tuyến nước bọt của muỗi. Đến khi đó nếu nó đốt người khác, muỗi sẽ truyền vi-rút dengue sang cơ thể họ.

2. Muỗi lây bệnh sốt xuất huyết Dengue thường được tìm thấy ở đâu?

6 triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng không thể không biết - Ảnh 6.

3. Triệu chứng của sốt xuất huyết dengue là gì?

6 triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng không thể không biết - Ảnh 2.

4. Những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết Dengue nặng?

6 triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng không thể không biết - Ảnh 3.

5. Tôi có thể làm gì để giảm nguy cơ bị mắc sốt xuất huyết Dengue?

6 triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng không thể không biết - Ảnh 7.

6. Biểu hiện của bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

Bệnh đậu mùa khỉ có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhưng ở một số người khác các triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.

Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban, và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

Các tổn thương ngoài da có thể dao động từ một cho đến vài nghìn. Giai đoạn đầu, các tổn thương phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy, và hình thành một lớp da mới.

Người có các triệu chứng nghi của bệnh đậu mùa khỉ, hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh đậu khỉ mùa cần chủ động liên lạc hoặc tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

7. Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục. Chúng ta vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới. 

Môi trường sống có thể bị nhiễm vi rút bệnh đậu mùa khỉ. Ví dụ, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người khác chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian (fomite). 

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là vi rút có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aoresol) phạm vi gần. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết cơ chế lây truyền qua không khí của bệnh đậu mùa khỉ, và vẫn cần nghiên cứu thêm.

Vi rút cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.  

Mặc dù đã ghi nhận các ca bệnh không triệu chứng nhưng chúng ta vẫn chưa rõ liệu người bệnh không triệu chứng có làm lây bệnh hay không, hay bệnh có thể lây truyền qua các loại dịch khác của cơ thể hay không. Các mẩu DNA từ vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ đã được tìm thấy trong tinh dịch nhưng chúng ta vẫn chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ hay máu không. Hiện các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua việc trao đổi dịch thể trong và sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng hay không.

8. Tôi có thể bảo vệ bản thân và người khác trước bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ bằng cách hạn chế tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc đã mắc bệnh, hoặc với động vật có thể bị nhiễm bệnh. Thường xuyên làm sạch và khử trùng môi trường có thể bị nhiễm vi rút từ người mắc bệnh. Thường xuyên cập nhật thông tin về bệnh đậu mùa khỉ ở khu vực bạn sinh sống và trao đổi cởi mở với những người bạn tiếp xúc gần (đặc biệt là có quan hệ tình dục) về bất cứ triệu chứng nào bạn hoặc họ có. 

Nếu bạn nghi ngờ bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần bảo vệ bản thân bằng cách tham khảo ý kiến bác sỹ và tự cách li với những người xung quanh cho tới khi được thăm khám và có kết quả xét nghiệm. Nếu bạn có khả năng mang bệnh hoặc đã khẳng định là mắc bệnh đậu mùa khỉ, cần cách li với những người khác cho tới khi các mụn đóng vảy, vảy bong ra và hình thành lớp da mới. Làm như vậy, sẽ giúp ngăn chặn vi rút lây truyền sang những người khác. Tham khảo ý kiến bác sỹ xem có cần cách li tại nhà hay tại cơ sở y tế. Cho tới khi chúng ta hiểu hơn về cơ chế lây truyền qua dịch sinh dục, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tuần sau khi đã khỏi bệnh.

9. Hiện đã có vắc xin để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ em chưa?

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó phòng bệnh là biện pháp hàng đầu hiện nay.

Cách phòng bệnh:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

2. Thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.

3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

5. Theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

10. Cách xử lý khi bị chó hoặc mèo cắn là gì?

Cách tốt để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại là xử lý vết chó cắn, mèo cắn - làm sạch vết thương và thực hiện tiêm phòng ngay lập tức.

Nếu một người mới bị động vật cắn thì cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

  • Rửa ngay vết thương cần với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian từ 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa tạm vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc dung dịch cồn iod hoặc những thuốc tương tự (nếu có).
  • Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay lập tức để thăm khám tình trạng và điều trị càng sớm càng tốt.

Đối với vết cắn của động vật, tuyệt đối tránh:

  • Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các điều kiện sau đây:

  • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
  • Nếu màng nhầy ở vùng da đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại.
  • Nếu con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường.

Tiêm vắc-xin chính là biện pháp ngăn ngừa bệnh Dại chủ động và toàn diện nhất. Do vậy, mọi người nên chủ động tìm đến các cơ sở, trung tâm uy tín để tiêm phòng theo đúng lịch và đúng liều để ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất.