HOTLINE

BÀI TIN TRUYỀN THÔNG VỀ BỆNH LAO TIỀM ẨN.

PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO TIỀM ẨN

       Trung tâm y tế Tân Bình đã tổ chức triển khai kế hoạch số 120/KH-TTYT ngày 05/7/2022  về  sàng lọc, chẩn đoán, điều trị Lao tiềm ẩn năm 2022 trên đia bàn quận Tân Bình.  Đây là hoạt động thường kỳ hàng năm nhằm phát hiện  tình trạng nhiễm vi khuẩn lao trong các đối tượng nguy cơ, điều trị kịp thời, tránh phát triển thành bệnh lao.  Đây là một trong các biện pháp khả thi trong chiến lược nhằm chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 tại Việt Nam của chương trình chống lao quốc gia.

       Khái niệm:

      Là tình trạng cơ thể người có đáp ứng  miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây  bệnh lao ở người (MTB) nhưng chưa có dấu hiệu  lâm sàng – cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động.

Hình ảnh Lao tiềm ẩn

        Phân biệt bệnh lao tiềm ẩn và bệnh lao

LAO TIỀM ẨN

BỆNH LAO

Không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao

Có một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng của bệnh lao bao gồm: sốt, ho, khạc đàm kéo dài, đau ngực, gầy sút  cân, ra mồ hôi đêm, ho máu, hoặc có dấu hiệu của lao ngoài phổi.

Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA  thường dương tính

Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính, tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ.

Phim chụp XQ ngực bình thường hoặc   có hình ảnh tổn thương cũ, cố định

Phim chụp XQ thường có hình ảnh bất thường thâm nhiễm, nốt, xơ, hang,…

Xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính (VD:  soi đờm trực tiếp, Xpert, nuôi cấy, …)

Xét nghiệm vi khuẩn lao thường dương tính (soi trực tiếp, cấy, Xpert, … ), tuy nhiên âm tính cũng  không loại trừ.

Không lây truyền vi khuẩn lao cho  người khác

Người bệnh lao phổi có thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác

Cần điều trị lao tiềm ẩn để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao

Cần xác định tình trạng kháng thuốc và điều trị phác đồ lao phù hợp

      Lợi ích của điều trị lao tiềm ẩn:

- Người bệnh bị nhiễm vi trùng lao nhưng chưa phát triển thành bệnh lao nên chưa có tổn thương trong cơ  thể , chưa ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Chưa có nguy cơ lây bệnh lao cho người tiếp xúc nên vẫn lao động sinh hoạt bình thường.

- Uống thuốc số lượng ít, thời gian điều trị ngắn, tác động không đáng kể đến sức khỏe người điều trị.

- Ngăn chặn nhiễm vi trùng lao chuyển thành bệnh  lao.

 Bs Hoàng Văn Thắng - Khoa Liên chuyên khoa.

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi