HOTLINE

Ngày Phòng, chống loãng xương thế giới năm 2022: Nâng cao sức khỏe xương

Trên thế giới, 1/3 phụ nữ và 1/5 nam giới từ 50 tuổi trở lên sẽ bị gãy xương do loãng xương. Loãng xương làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Do đó chúng dễ gãy ngay cả khi bị ngã nhẹ, va đập, hắt hơi hoặc vận động đột ngột. Gãy xương do loãng xương có thể đe dọa tính mạng và là nguyên nhân chính gây ra đau đớn và tàn tật lâu dài.

Chỉ 20% bệnh nhân gãy xương do loãng xương thực sự được chẩn đoán hoặc điều trị bệnh loãng xương, một căn bệnh tiềm ẩn. Trong năm 2010, chỉ riêng ở châu Âu, khoảng 12,3 triệu người được coi là có nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương đã không được điều trị. Chúng ta có thể ngăn ngừa loãng xương và gãy xương nếu chúng ta hành động sớm!

Ở mọi lứa tuổi, có 05 bước để chăm sóc sức khỏe xương sẽ giảm rủi ro của bạn bị loãng xương và gãy xương:

1. Ăn những thực phẩm tốt cho xương: Các thực phẩm giàu canxi (phô mai, sữa chua, sữa, sữa đậu nành..), giàu đạm (thịt, cá, các loại đậu…), giàu khoáng chất dinh dưỡng (vitamin D, vitamin K, Kẽm, Magie..)

2. Tập thể dục: Các bài tập về gánh chịu sức nặng của cơ thể và bài tập đối kháng là tốt nhất cho xương và cơ chắc khỏe, hướng đến tập thể dục trong 30-40 phút, 3-4 lần mỗi tuần

3. Duy trì cân nặng lí tưởng: Giữ chỉ số BMI của bạn từ 19.1-24.9 (mức bình thường)

4. Không hút thuốc và uống rượu: Uống hơn 2 đơn vị rượu mỗi ngày tăng rủi ro gãy xương, hút thuốc lá tăng gần gấp đôi nguy cơ gãy xương hông.

5. Cảnh giác trước bất kỳ yếu tố nguy cơ cá nhân nào: Ví dụ sụt giảm chiều cao đột ngột từ 4cm trở lên; có tiền sử gia đình bị gãy xương hông; dùng các thuốc chứa Corticoid hoặc thuốc điều trị ung thư; mắc các bệnh như thấp khớp, viêm khớp, tiểu đường; mãn kinh trước 45 tuổi…

Ngọc Hà, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

https://www.worldosteoporosisday.org/about-osteoporosis

https://www.osteoporosis.foundation/sites/iofbonehealth/files/2022-08/5Steps_Infographic_1.pdf

 

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi