HOTLINE

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm 2023: Đã đến lúc không còn bệnh sốt rét: Đầu tư, đổi mới, thực hiện

Sốt rét là một căn bệnh lâu đời do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và được truyền từ người bệnh (người có ký sinh trùng sốt rét) sang người lành qua muỗi Anopheles. Việc phòng chống muỗi truyền bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của bệnh này.

Làm thế nào để loại trừ và kiểm soát bệnh sốt rét?

Để đạt được mục tiêu loại trừ và kiểm soát bệnh sốt rét, cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như:

Tập trung truyền thông phòng chống bệnh sốt rét cho nhóm đối tượng nguy cơ cao (dân di biến động) vào các khu vực có sốt rét lưu hành. Lưu ý: Đối với những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc dự phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm để được điều trị kịp thời.

Tích cực làm tốt vệ sinh môi trường, triển khai các biện pháp bảo vệ cho cá nhân và cộng đồng. Diệt muỗi bằng hóa chất hoặc ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh (Ví dụ: làm rèm ở các khoảng không gian còn trống để ngăn muỗi bay vào nhà đốt người).

Điều tra chủ động và điều trị sớm để góp phần đạt được các mục tiêu giảm tử vong, giảm mắc và không để xảy ra dịch.

Tăng cường công tác giám sát, theo dõi và báo cáo tình hình dịch bệnh: Thông qua các mạng lưới giám sát, điều tra và báo cáo tình hình dịch bệnh. Từ đó có những phản ứng nhanh chóng để kiểm soát dịch bệnh.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh sốt rét thông qua việc tăng cường giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bệnh sốt rét, các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh cho cộng đồng.

Tìm kiếm và phát triển các phương pháp phòng chống sốt rét mới: Các nhà khoa học đang nghiên cứu các loại thuốc mới, các kỹ thuật chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả hơn để giúp giảm tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét.

Chủ đề Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 2023

Trong ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm nay sẽ được đánh dấu với chủ đề “Đã đến lúc không còn bệnh sốt rét: Đầu tư, đổi mới, thực hiện”. Trong đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tập trung vào việc nâng cao nhận thức về nhu cầu triển khai thực hiện các công cụ, chiến lược mà WHO hiện có để tiếp cận những người vẫn chưa được tiếp.

Tiếp cận những quần thể này bằng cách phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét là một chiến lược quan trọng để đạt được các mục tiêu sốt rét toàn cầu và thực hiện lời hứa “không còn bệnh sốt rét”.

Đối với TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/12/2020 Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã ban hành quyết định 1726/QĐ-VSR về việc công nhận TP.HCM đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi