HOTLINE

PHƯỜNG 1 QUẬN TÂN BÌNH TRUYỀN THÔNG TIÊM BỔ SUNG VACCIN BẠCH HẦU – UỐN VÁN GIẢM LIỀU (Td), COVID-19 VÀ LUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022

Thực hiện Kế hoạch số 162/KH-TTYT ngày 21/10/2022 về Kế hoạch triển khai tiêm bổ sung vắc xin Bạch hầu – Uốn ván giảm liều (Td) cho trẻ 7 tuổi trên địa bàn quận Tân Bình năm 2022, vào 8 giờ, ngày 27/10/2022, Trạm y tế phường 1 phối hợp Ủy ban nhân dân, Mặt trện Tổ quốc Việt Nam tổ chức buổi truyền thông tiêm bổ sung vaccin Bạch hầu – Uốn ván giảm liều (Td), Covid-19 và Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với sự tham dự của các ban ngành đoàn thể, 5 khu phố và 64 tổ dân phố.

 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Trí/ Trưởng tram y tế phường 1 truyền thông tiêm bổ sung vaccin Bạch hầu – Uốn ván giảm liều (Td), covid-19 và Nghị định 117/2020/NĐ-CP

 Tại buổi tuyên truyền, bác sĩ Nguyễn Thanh Trí - Trưởng Trạm Y tế phường 1 cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh uốn ván và bạch hầu, trong đó nhấn mạnh: mặc dù hiệu quả bảo vệ của vắc-xin cao (lên đến 97%), nhưng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần theo thời gian. Đến 7 tuổi, sự miễn dịch đối với bạch hầu, uốn ván của cơ thể đã suy giảm khá nhiều từ lần được tiêm ngừa trước đó, do vậy nếu không tiêm nhắc lại vẫn có khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, độ tuổi này lại thường xuyên hoạt động trong môi trường học đường đông đúc, gặp gỡ nhiều người, chạy nhảy, vận động cũng nhiều hơn... vì vậy nguy cơ mắc các bệnh bạch hầu, uốn ván từ đó cũng cao hơn nên rất cần được tiêm nhắc lại. Tiêm vắc xin Td nhắc lại hoặc bổ sung nhằm giúp trẻ tăng đáp ứng miễn dịch phòng bệnh bạch hầu và uốn ván cho trẻ nếu trẻ chưa tiêm hoặc tiêm không đủ mũi hoặc đã tiêm đủ mũi vắc xin phòng bạch hầu và uốn ván lúc trẻ dưới 2 tuổi, kiểm soát dịch bạch hầu không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.

Tiếp theo, bác sĩ Trí nhắc nhở mọi người tiếp tục thực hiện thông điệp 2K (khẩu trang – khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác để phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

- Khẩu trang:

+ Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

     + Bắt buộc đeo khẩu trang đối với: người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021; và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.

- Khử khuẩn: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

- Vắc xin: thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về THUỐC + ĐIỀU TRỊ + CÔNG NGHỆ + Ý THỨC NGƯỜI DÂN và các biện pháp khác:

+ Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

+ Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.

+ Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

+ Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

+ Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.

Và Bs. Trí cũng lưu ý: trong Chương II, điều 12: vi phạm các quy định về biện pháp chống dịch/ Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
  2. a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
  3. b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  5. a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
  6. b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch;
  7. Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban chỉ đạo chống dịch.
  8. d) Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

     đ) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.

 

CNĐD. Vũ Hoàng Dung – TYT Phường 1

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi