Dự án nghiên cứu “Mô hình can thiệp nâng cao hiệu quả điều trị methadone (dự án STAR OM)” được phối hợp thực hiện bởi trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y Hà Nội dưới sự hướng dẫn của Đại học California, Hoa Kỳ. Thời gian thực hiện dự án bắt đầu từ tháng 03/2022 đến tháng 09/2022 tại cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm y tế quận Tân Bình và đối tượng nghiên cứu là các khách hàng sử dụng methadone, tham gia trên tinh thần tự nguyện.
Dự án STAR OM được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn I: (Tuần 0 đến tuần 12) Đánh giá ban đầu: tất cả khách hàng đang điều trị được tư vấn cá nhân, xét nghiệm nước tiểu bằng que test tổng hợp tìm 4 loại chất gây nghiện, phỏng vấn và trích lục bệnh án. Sau khi xét nghiệm mỗi khách hàng có kết quả âm tính với METH được nhận phần thưởng và chọn ngẫu nhiên thành 02 nhóm can thiệp. Nhóm can thiệp thứ nhất: Quản lý hành vi tích cực, (tổng số 09 khách hàng tham gia) Khách hành được xét nghiệm tuần 02 lần kết quả âm tính làn thứ nhất sẽ nhận 10.000 điểm thưởng và lần thứ 02 âm tính sẽ nhận 20.000 điểm, lần 03 là 30.000... Số điểm tích luỹ được tính tổng cộng các lần xét nghiệm. Nếu kết quả dương tính sẽ không tính điễm, điểm thưởng sẽ lưu lại và tính 10.000 điểm lẩn tiếp những lần sau. Điểm thưởng sẽ quy đổi ra giá trị phần quà tương đương) Nhóm can thiệp thứ hai: tổng số 10 khách hàng, Nhóm này thực hiện như nhóm can thiệp thứ nhất và được tư vấn viên thực hiện giáo dục nhóm.
Giai đoạn III: tuần 13 đến tuần 24: Trong tổng số 19 khách hàng ở 02 nhóm trên sẽ được chia ra 03 nhóm ngẫu nhiên:
Nhóm I: Xét nghiệm nước tiểu và can thiệp tin nhắn trên điện thoại có 08 khách hàng.
Nhóm II: Xét nghiệm nước tiểu và sinh hoạt nhóm: khách hành sẽ được hẹn 1 tuần/1 lần. Có 08 khách hàng.
Nhóm III: Xét nghiệm nước tiểu và tính điểm thưởng tích luỹ như giai đoạn I.
Tuần thứ 25, và tuần 48 sẽ thực hiện xét nghiệm, phỏng vấn, trích lục bệnh án. Có 03 khách hàng.
Dự án thành công tốt đẹp mang lại sự hiệu quả giảm sử dụng chất gây nghiện cho các khách hành tham gia.
Hình ảnh tư vấn nhóm trong quá trình nghiên cứu
Cn.Đinh Đức Điển – Khoa TVHTCĐ, HIV/AIDS