HOTLINE

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 11 TRUYỀN THÔNG CHIẾN DỊCH ASEAN – PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TRONG TÌNH HÌNH DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT ĐANG BÙNG PHÁT TẠI TP.HCM

Sáng ngày 09/6/2022, Trạm y tế phường 11 phối hợp với Ủy ban nhân dân phường 11 truyền thông về vấn đề phòng chống dịch sốt xuất huyết, trong tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trở lại ở Tp.HCM, tại Hội trường nhà văn hóa phường 11 với hơn 50 người tham dự là các cô chú trong ban ngành đoàn thể của phường, và đội ngũ đoàn viên.

Trong buổi truyền thông, BS Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 đã thông tin về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian qua tại địa phương. Theo đó cung cấp kiến thức tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết như: Đặc điểm, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, đặc tính của muỗi vằn và cách diệt muỗi, các biện pháp loại bỏ ổ lăng quăng, bọ gậy, thu gom và xử lí các vật dụng phế thải, cách tự bảo vệ bản thân không để muỗi đốt…

BS Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 truyền thông về bệnh sốt xuất huyết

 Đồng thời, BS Nguyễn Đăng Quang cũng hướng dẫn về cách thức theo dõi và chăm sóc những người bệnh bị sốt xuất huyết tại nhà:

1.Về Chế độ dinh dưỡng, nên cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng, ăn mỗi lần một ít, tăng cường uống nhiều nước, bù nước và điện giải bằng ORS hằng ngày, tăng cường nước hoa quả ép như cam, bưởi, chanh, nước dừa,… không uống đồ uống có cồn, cà phê, các loại nước có gas,…Tránh các thức ăn màu đỏ sẫm: huyết (heo, bò, gà,…), củ dền tránh nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
2.Các dấu hiệu cần chú ý và theo dõi, như là theo dõi thân nhiệt tối thiểu 3 lần/ngày, số lượng nước tiểu trong 24 giờ mỗi ngày, tình trạng đau bụng, nôn, tiêu chảy,…Chú ý tình trạng tri giác: tỉnh táo hay kích thích, lơ mơ,… và tình trạng xuất huyết (nếu có) như: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo, đi cầu ra máu, nôn ra máu,…Cần đi khám Bác sĩ khi có các dấu hiệu sau: Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì; nôn tăng; tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau; tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn; chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam, chảy máu âm đạo,…

BS Nguyễn Đăng Quang – Trạm Y tế phường 11, truyền thông về cách thức theo dõi và chăm sóc người bệnh bị sốt xuất huyết tại nhà

BS Nguyễn Đăng Quang – TYT P.11

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi