HOTLINE

Trạm Y tế phường 12 tuyên truyền, phát tờ rơi hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh Lao 24/3/2023

Nhân ngày thế giới phòng chống bệnh lao năm 2023, sáng ngày 13 tháng 4 năm 2023, Trạm Y tế phường 12 phối hợp cùng với sinh viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đến các địa điểm tập trung đông người như chợ, trường học và nhà dân để phát tờ rơi tuyên truyền về bệnh lao để tất cả người dân nắm rõ để phòng ngừa bệnh.

Sinh viên phát tờ rơi cho người dân phường 12

Sinh viên phát tờ rơi cho người dân tại chợ.

Các biện pháp phòng, chống bệnh lao là:

     - Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh, tốt nhất là trong vòng tháng đầu tiên sau sinh.

     - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và triệt để cho người mắc bệnh lao. Người bệnh phải đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, không khạc đờm bừa bãi.

     - Luôn vệ sinh môi trường sống, tạo điều kiện để không khí được lưu thông.

     - Tất cả những người đang mắc bệnh lao cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị Lao

“Ai cũng có thể mắc lao, vì vậy khi có ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp gồm: sụt ký nhanh, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi trộm ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở… Khi đó, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, chẩn đoán và được điều trị đúng theo phác đồ của chương trình chống lao quốc gia nếu mắc bệnh. Để hạn chế sự lây nhiễm vi trùng lao, người mắc lao cần được cách ly tại nhà bằng cách ở phòng riêng, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người thân hoặc cộng đồng. Người mắc lao nên được điều trị triệt để nhằm giảm bớt nguồn lây trong cộng đồng. Nếu có các triệu chứng nghi mắc lao, người dân nên đi tầm soát sớm để được điều trị kịp thời”.                                     

              CN. Lê Thị Nhàn – TYT Phường 12

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi