Bệnh lao và các
yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
Bệnh lao là gì?
Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium
tuberculosis MTB) gây nên, có thể gây tổn thương ở tất cả các bộ phận
của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến (chiếm 80-85%).
Bệnh lao lây qua đường không khí do hít phải các hạt khí dung có chứa vi
khuẩn lao được sinh ra khi người mắc lao phổi trong giai đoạn tiến triển
ho, khạc, hắt hơi.

Lao tiềm ẩn là
gì?
Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng
nguyên của vi khuẩn gây bệnh lao ở người nhưng chưa có dấu hiệu lâm
sàng, cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
- Người sống chung hoặc làm việc cùng với người bệnh lao.
- Người có triệu chứng nghi lao.
- Người có tiền sử chẩn đoán, điều trị bệnh lao.
- Người có rối loạn, suy giảm miễn dịch như người sống chung với HIV,
người đang điều trị thuốc suy giảm miễn dịch, …
- Người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy thận mạn, …
- Trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng và trẻ em chưa
được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh lao.
- Người sống trong môi trường khép kín, thông gió kém như quản giáo, tù
nhân, người bệnh tâm thần, ...
- Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
- Nhân viên y tế, đặc biệt nhân viên y tế chuyên khoa lao và bệnh
phổi.
Người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao cần thực hiện tầm soát lao
ngay!
(Theo Quyết định số 2627/QĐ-BYT ngày 05/9/2024 của Bộ Y tế về việc ban
hành hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh
lao, lao tiềm ẩn, một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y
tế)
Nguồn:
HCDC