HOTLINE

Phòng bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra

Vi khuẩn phế cầu gây ra những bệnh lý nào?

          Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae hay còn được gọi là vi khuẩn phế cầu, có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm tai, xoang, phối và máu. Hàng năm tại Hoa Kỳ có hàng triệu người nhiễm bệnh. Không có con số chính xác vì số lượng quá lớn và bao gồm cả những trường hợp bệnh nhẹ (như nhiễm bệnh ở tai và xoang) cho đến những trường hợp bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết và viêm màng não mà tỷ lệ tử vong có thể hơn 30% [1].

          Chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết,… Phế cầu khuẩn có trong hơi thở của nhiều người. Vi khuẩn này lan truyền qua ho, hắt hơi và các chất tiết đường hô hấp khác. Vi khuẩn phế cầu cũng có thể sống trong thời gian ngắn trên các bề mặt. Những vi khuẩn này, cùng với nhiều loại khác đặc biệt phổ biến ở những nơi mà mọi người – đặt biệt là trẻ em nhỏ - tiếp xúc gần gũi với nhau.

Những bệnh lý này nếu không được chữa trị, xử lý kịp thời sẽ dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng, đặc biệt là đối tượng trẻ em, người cao tuổi có sức đề kháng yếu.

Các dấu hiệu khi bị lây nhiễm phế cầu khuẩn

Triệu chứng của các bệnh do phế cầu thay đổi tùy theo theo từng cơ quan trong cơ thể nhiễm bệnh. Trong trường hợp nhiễm bệnh, sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

+ Sốt cao, ho kéo dài, khó thở

+ Hiện tượng ho đi kèm với co thắt vùng ngực

+ Mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu

+ Một số triệu chứng khác: đau mỏi khớp, nhạy cảm với ánh sáng,…

+ Một số biến chứng nặng hơn có thể xảy ra: giảm thính lực, tổn thương màng não, tử vong.

Phòng bệnh do phế cầu khuẩn

Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh phế cầu; tuy nhiên trường hợp nặng thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người già và những có bệnh mãn tính. Cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh này là tiêm ngừa vắc xin. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm trùng do phế cầu khuẩn gây ra cần tiêm vắc xin phòng bệnh gồm:

- Người trên 65 tuổi: hệ thống miễn dịch giảm hiệu quả, khiến người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng viêm phổi

- Người mắc bệnh mãn tính không lây như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn…

- Người có hệ thống miễn dịch yếu do hóa trị liệu, cấy ghép tạng, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh lý khác.

- Người hút thuốc lá và nghiện rượu nặng.

Số liều và thời gian tiêm vắc xin tùy thuộc vào tuổi và các yếu tố nguy cơ. Cần được thăm khám và bác sĩ tư vấn để được chỉ định tiêm chủng phù hợp.

Nguyễn Hùng Nhơn/ Khoa Kiểm soát bệnh tật

[1]. http://crc.pasteurhcm.gov.vn/tin-tuc/cac-cau-hoi-thuong-gap-ve-benh-do-phe-cau-khuan-va-vac-xin-ngua-phe-cau

 

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi
Avatar
Trúc Linh
Cách phòng bệnh như thế nào?
Trả lời