Bệnh Cúm là gì?
Bệnh Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút Cúm A (H3N2), Cúm A (H1N1), Cúm B và Cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong [1].
Đây là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường là vào mùa thu đông và có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh qua đường hô hấp.
Triệu chứng bệnh Cúm
- Ban đầu, Cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi Cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau.
- Các triệu chứng điển hình của bệnh Cúm bao gồm:
Bệnh Cúm có dễ lây truyền không?
Bệnh Cúm rất dễ lây lan. Vì vi-rút Cúm di chuyển trong không khí trong các giọt nước do người bị bệnh Cúm phát ra khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác có thể hít trực tiếp các giọt hoặc bạn có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh Cúm.
Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh Cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
- Tuổi tác: trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao
- Điều kiện sống hoặc làm việc: những người sống hoặc làm việc ở những
nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị Cúm .
- Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh Cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của Cúm.
- Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng Cúm.
- Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng Cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ [2].
Phòng ngừa bệnh Cúm
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên.
Ngoài ra, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế gần hất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyễn Hùng Nhơn/ Khoa Kiểm soát bệnh tật
[1]. https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-chong-benh-cum-mua-nd14909.html
[2]. http://benhnhietdoi.vn/dich-vu-chi-tiet/du-phong-benh-cum/18