HOTLINE

Truyền thông về phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

  • 1. Thông tin dịch tả lợn Châu Phi (Africa Swine Fever ASF) tại Việt Nam:
  • Ngày 19 tháng 2 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố dịch tả lợn xảy ra tại Việt Nam. Ổ dịch tả lợn châu Phi (ASF) đầu tiên được phát hiện tại các tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Tính đến nay có tổng cộng 556 ổ dịch đã được báo cáo tại 23 tỉnh/thành phố với hơn 89.600 con lợn đã bị tiêu hủy. [1]

    Theo đại diện của FAO, bệnh tả lợn Châu Phi  là bệnh truyền nhiễm ở lợn và lợn rừng với tỷ lệ chết lên tới 100%, gây thiệt hại thương mại và thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không lây truyền và gây bệnh cho người.[1]

    1. 2. Một số thông tin về bệnh tả lợn Châu Phi:

    Tả lợn châu Phi (ASF) là một bệnh do virus truyền nhiễm, ảnh hưởng đến lợn ở mọi lứa tuổi, gây ra bệnh sốt xuất huyết. Nó có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau cấp tính, đến mãn tính. Tuy nhiên, ASF thường được công nhận ở dạng cấp tính với tỷ lệ tử vong lên đến 100%. [2]

    Hiện không có vaccine hiệu quả để bảo vệ lợn khỏi bệnh và chủng virus dịch tả lợn châu Phi có độc lực cao (loại đã thâm nhập vào Trung Quốc) có thể khiến 100% số lợn nhiễm bệnh bị chết.[2]

    • Lây truyền bệnh: Lợn hoang và lợn rừng đều nhạy cảm với ASF. ASF lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, qua đường mũi, qua vết thương từ lợn bị nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm bị ô nhiễm khác có chứa virus. Virus được tiết ra trong nước bọt, nước mắt, dịch tiết mũi, nước tiểu, phân và dịch tiết từ đường sinh dục. Máu, đặc biệt, chứa một lượng lớn virus. [2]

    Lợn lây trực tiếp qua tiếp xúc giữa lợn khỏe với lợn bệnh; hoặc lây gián tiếp qua các chất bài tiết, qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển hay do tiếp xúc với các động vật mang mầm bệnh.Tuy nhiên ASF không lây nhiễm cho con người.  [1],[2]

    • Biểu hiện của lợn bị bệnh:

    Bên ngoài: Đặc trưng sốt cao (41-42 ° C), chán ăn và không hoạt động. Chết đột ngột xảy ra trong vòng 1-3 ngày trước khi phát triển bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Thông thường lợn rất yếu khi bị sốt và co ro để giữ ấm, tiêu chảy ra máu và xuất huyết (đỏ) riêng biệt trên da cổ, ngực và tứ chi.  Tổn thương hoại tử trên da bụng, cổ và tai (Hình 1). [2]

    Hình 1. Dấu hiệu lâm sàng của tả lợn châu Phi cấp tính

    - Bên trong: Khi mổ thấy xuất huyết nặng ở các cơ quan nội tạng, hạch amidan; có nốt loét ở đường tiêu hóa; tụ huyết, xuất huyết phổi, gan, túi mật, dạ dày (Hình 2).

     

    Hình 2. Tổn thương xuất huyết các cơ quan nội tạng

     

    1. 3. Tiêu dùng sản phẩm thịt trong mùa dịch

    FAO cảnh báo ASF không phải là mối nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên, virus gây ASF có thể sống sót trong một thời gian dài trong môi trường và trong các sản phẩm thịt lợn. [2]

    ASF sống lâu với môi trường phù hợp và giàu protein, thích ứng với điều kiện nhiệt độ và độ pH rộng, chống chịu được sự tự phân hủy và các chất khử trùng khác nhau. Vì vậy, virus vẫn còn sống trong thịt tươi và một số sản phẩm thịt với các khoảng thời gian khác nhau. ASF có thể vẫn còn lây bệnh được ít nhất 11 ngày trong phân, 15 tuần trong thịt ướp lạnh (và có thể lâu hơn trong thịt đông lạnh) và nhiều tháng trong tủy xương hoặc jambon và xúc xích.[2]

    Ở 70°C trong 30 phút làm bất hoạt virus, vậy cần đun và nấu chín thịt trước khi ăn.[2]

    Cách nhận biết thịt heo bị tả lợn: Miếng thịt nhiễm tả lợn châu Phi có màu lạ như nâu, đỏ thâm, tím tái hay xám, xanh nhạt. Mặt khác, thịt lợn bệnh cũng không có độ đàn hồi. Ấn tay vào miếng thịt thấy bị rỉ nước, chảy nhớt.[3]

    1. 4. Cách hành động cảnh báo trong mùa dịch

    - Không đến thăm khu chăn nuôi lợn đặc biệt ở vùng dịch và bị ảnh hưởng.

    - Khi thấy lợn chết, hãy báo cáo cho cán bộ thú y xã hoặc chính quyền địa phương.

    - Cần nấu chín thịt lợn trước khi ăn; Không ăn tiết canh, thịt tái. [1] [3]

    - Chọn mua thịt lợn tươi, chọn thịt lợn sạch. Không nên vì rẻ mà mua thịt ở các hàng quán lề đường, chợ “chồm hổm”, thịt đã ôi, có màu, mùi lạ. [3]

    - Người dân nên mua thịt lợn ở những địa điểm bán uy tín như siêu thị, cửa hàng bán thịt sạch, các sạp trong chợ truyền thống, những người bán thịt lợn lâu năm đã có quan hệ, uy tín với người mua. [3]

    Người viết tin: KS. Trần Thị Thủy Cúc - Trưởng khoa An toàn thực phẩm/TTYT quận Tân Bình

     

     

    Tài liệu tham khảo

    [1]     FAO. “FAO Viet Nam supports Ministry of Agriculture and Rural Development to respond to Africa Swine Fever outbreaks.” Internet: www.fao.org/vietnam/news/detail-events/en/c/1185872/, truy cập ngày 06 tháng 4 năm 2019.

    [2]     Daniel Beltrán-Alcrudo et al, “African Swine Fever Detection and Diagnosis.”  Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO). Vol. 19, 2017, pp 1-72.

    [3]     Thanh niên. “Cách nhận biết thịt lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi.” Internet: www.thanhnien.vn/suc-khoe/cach-nhan-biet-thit-lon-bi-nhiem-dich-ta-lon-chau-phi-1060713.html, truy cập ngày 06 tháng 4 năm 2019.

    Chia sẻ nhận xét về bài viết

    Gửi nhận xét
    HỎI VÀ ĐÁP
    Đánh giá
    Gửi