HOTLINE

Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố đánh giá tác động ngắn hạn của đại dịch Covid-19 lên số ca tử vong do lao. Kết quả cho thấy, tử vong do lao tăng đáng kể trong năm 2020.

WHO dự báo số người mắc lao có thể tăng thêm 1 triệu ca mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2025.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột… Trong đó, lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội.

Các triệu chứng nghi ngờ của bệnh lao phổi: ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi mắc quan trọng nhất; gầy sút, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi trộm ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở.

Đáng lưu ý, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người nhiễm suốt đời dưới dạng không hoạt động, nhưng chúng cũng có thể trở thành vi khuẩn lao hoạt động, gây bệnh lao, khi sức đề kháng người nhiễm lao suy giảm.

Nguồn m.thanh niên.vn

https://m.thanhnien.vn/vi-khuan-lao-co-the-ton-tai-trong-co-the-nguoi-nhiem-suot-doi-post1454564.html

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi