HOTLINE

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHÓM NGUY CƠ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

  1. Những ai thuộc nhóm nguy cơ trong đại dịch COVID-19?

       - Người trên 65 tuổi

       - Người có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, Bệnh thận mạn tính, COPD và các bệnh phổi khác, hen suyễn, béo phì, bệnh tim mạch, bệnh lý mạch máu não, đao, HIV/AIDS, bệnh gan, sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch, các loại bệnh hệ thống, thiếu hụt miễn dịch, bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ, ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu.

Một người thuộc nhóm nguy cơ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 (nguồn: Tuổi trẻ)

Những người thuộc nhóm nguy cơ khi nhiễm COVID-19 sẽ có nguy cơ tử vong và nguy cơ tiến triển nặng cao hơn những đối tượng khác.

  1. Vì sao những người thuộc nhóm nguy cơ càng phải tiêm vắc xin? (hiệu quả trên biến thể Delta)

Một số loại vaccine ngừa COVID-19 của Moderna, Pfizer và AstraZeneca

      Theo các nghiên cứu đã được công bố của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, 28 ngày sau tiêm liều thứ 2 vắc xin ngừa COVID-19

      - Nguy cơ nhiễm COVID-19 sẽ giảm gần 80%;

      - Nguy cơ nhập viện khi nhiễm COVID-19 giảm khoảng 80% (trong các trường hợp nhập viện khi nhiễm COVID-19, có khoảng 90% chưa tiêm vắc xin);

      - Nguy cơ tử vong khi nhiễm COVID-19 giảm trên 90%;

  1. Vì sao cần phải tiêm vắc xin liều tăng cường đối với người thuộc nhóm nguy cơ?

(Nguồn: Sức khỏe và đời sống)

      Theo 1 nghiên cứu được thực hiện ở Israel (quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 liều tăng cường), sau 5 tháng sau khi tiêm liều thứ 2 vắc xin ngừa COVID-19, lượng kháng thể trong cơ thể đã suy giảm. Nếu những người thuộc nhóm nguy cơ được tiêm vắc xin liều tăng cường thì sau 2 tuần, các mối nguy cơ sẽ giảm đáng kể so với những người không tiêm, cụ thể:

      - Giảm nguy cơ nhập viện 93%;

      - Giảm nguy cơ tiến triển nặng 92%;

      - Giảm nguy cơ tử vong 81%;

  1. Phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vaccine

       Thời gian tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

       Một số phản ứng có thể gặp:

      - Rất phổ biến (từ 10% trở lên): Đau đầu, buồn nôn , đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh.

      - Phổ biến (từ 1% đến dưới 10%): Sưng, đỏ tại vị trí tiêm.

      - Hiếm khi xảy ra: Phản ứng nghiêm trọng như: phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn.

Nguồn: CDC Hoa Kỳ

BS. Nguyễn Hoàng Phúc Nguyên

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi