HOTLINE

MỘT SỐ TÌNH TRẠNG HẬU COVID-19 THƯỜNG GẶP

Trong tình hình hiện nay, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Trong tuần qua, Việt Nam có tên trong danh sách các nước có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất. Bên cạnh đó hậu COVID-19 cũng là một vấn đề cần được quan tâm.

Hậu COVID-19 là bệnh lý mới nổi, chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng có thể gây nên tình trang sức khỏe nghiêm trọng.

Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh COVID-19 đều có thể gặp phải hội chứng hậu COVID-19. Yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý hậu COVID-19 là: Nữ giới; lớn tuổi (>70 tuổi); có bệnh nền hoặc cơ địa; có ≥ 5 triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn nhiễm COVID-19 cấp; bệnh COVID-19 mức độ nặng – nguy kịch; bệnh COVID-19 có tăng D-Dimer, tăng IL-6, tăng CRP, tăng procalcitonin, tăng troponin I, tăng BUN, tăng bạch cầu neutrophil hoặc giảm bạch cầu lympho. Hầu hết những người mắc hội chứng hậu COVID-19 đều gặp phải các triệu chứng sau vài ngày bị lây nhiễm SARS CoV-2 khi họ biết mình bị nhiễm COVID-19, nhưng có một số người mắc hội chứng hậu COVID-19 không nhận thấy triệu chứng nào trong lần đầu họ bị lây nhiễm.

Sơ đồ tiếp cận hậu COVID-19

<>

 

MỘT SỐ TÌNH TRẠNG HẬU COVID-19 THƯỜNG GẶP

 

 Cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng hậu COVID là bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm bệnh. Đối với những người đủ điều kiện, việc tiêm vắc xin và tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đầy đủ, đúng hạn có thể giúp phòng ngừa COVID-19 và bảo vệ chống lại bệnh nghiêm trọng.

Nếu bạn bị mắc COVID-19 bạn hay tuân thủ điều trị theo hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế, đặc biệt không tự ý mua và dùng thuốc trôi nổi trên thị trường.

Sau khi khỏi COVID-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng và chăm sóc tinh thần, giấc ngủ.

▪ Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày.

▪ Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh. Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày.

▪ Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu. Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh.

▪ Dinh dưỡng đúng: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali. Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…

Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường.

Khi bạn thấy có những biểu hiện của hội chứng hậu COVID-19, bạn hãy đến cơ sở y tế có uy tín. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID-19 là điều trị không đặc hiệu, điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu xem tại sao một số người lại mắc tình trạng hậu COVID-19, trong khi đa số không mắc, cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng này ra sao và cách xử trí điều trị tốt nhất.

                                                                                     Người đưa tin Bs. Nguyễn Gia Bảo – Phòng KH-NV

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi