HOTLINE

Vắc xin vẫn có hiệu lực phòng biến chứng nặng và tử vong

heo đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam ở Hội nghị trực tuyến tiến độ tiêm vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh diễn ra sáng 2/8 tại điểm cầu Bộ Y tế, vắc xin phòng COVID-19 vẫn có hiệu lực phòng biến chứng nặng và tử vong đối với biến thể mới. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin giúp giảm thiểu gánh nặng quá tải cho ngành y tế và việc giảm tỷ lệ nhiễm có thể hạn chế sự xuất hiện của những biến chủng mới.

Trong hội nghị trực tuyến về tiến độ tiêm vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cho biết nguy cơ dịch chồng dịch là hiện hữu. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm vẫn đang diễn biến phức tạp; ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và các vấn đến khác như đô thị hóa, di dân… là nguyên nhân của sự xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm mới hay sự tiến hóa, biến chủng của các virus gây bệnh dẫn đến nguy cơ dịch bùng phát gia tăng, xu hướng dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Cuộc họp đã ghi nhận những khó khăn của các địa phương trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. Phát biểu tại cuộc họp, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ Y tế sẵn sàng lắng nghe và tham mưu tháo gỡ khó khăn về chính sách cho các địa phương nhưng bên cạnh đó, địa phương cũng cần chủ động thực hiện trên cơ sở hệ thống các văn bản pháp lý hiện hành. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo tính mạng và sức khỏe của người dân.

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của Omicron và các biến thể BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Trong 3 tuần gần đây, số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại. Tại Việt Nam, Số ca mắc mới trong tuần vừa qua tăng 48% so với tuần trước đó và dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng COVID-19, nhất là đối với lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi nhắc lại lần 1 với lứa tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi. Bộ Y tế cũng giao cho Vụ truyền thông xây dựng chiến lược truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trọng điểm, có bằng chứng khoa học, tập trung vào tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, các đối tượng có nguy cơ cao. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan, khoa học, bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp thu về lợi ích, hiệu quả của vắc xin, nhất là trong việc ngăn ngừa chuyển nặng, tử vong khi mắc COVID-19 để người dân nâng cao nhận thức và chủ động tích cực tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Đồng thời, đối với các bệnh truyền nhiễm mới như đậu mùa khỉ, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương cần tích cực theo dõi tình hình dịch bệnh trên thế giới để xây dựng các phương án, kịch bản nhằm chủ động đáp ứng, phát hiện sớm các trường hợp bệnh. Trong đó, việc ngăn chặn, kiểm soát ngay tại cửa khẩu đối với bệnh đậu mùa khỉ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm.

Ngọc Hà – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi