HOTLINE

Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao, PrEP - Bảo vệ bạn, bảo vệ cộng đồng

Điều trị dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao, PrEP - Bảo vệ bạn, bảo vệ cộng đồng

- Điều trị PrEP – Là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV

- Theo WHO 2018: Các thuốc ARV được dùng trong điều trị PrEP, thuốc ARV có chứa tenofovir:

+ Tenofovir/emtricitabine (TDF/FTC)

+ Tenofovir/lamivudine (TDF/3TC)

+ Tenofovir (TDF)

- Lưu ý:

- Điều trị PrEP KHÔNG PHẢI là điều trị PEP!

 PEP là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, được sử dụng trong vòng 72 giờ SAU KHI phơi nhiễm với HIV, tốt nhất trong 2-6 giờ sau phơi nhiễm.

- Điều trị PrEP KHÔNG PHẢI là điều trị HIV!

Điều trị PrEP chỉ dành cho những người chưa nhiễm HIV.

Người HIV phải sử dụng các thuốc khác.

- Điều trị PrEP KHÔNG PHẢI là mục tiêu K=K!

Mục tiêu của chương trình K = K: là những người nhiễm HIV điều trị thuốc ARV mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng HIV không làm lây truyền HIV sang bạn tình của họ.

- Điều trị PrEP KHÔNG PHẢI là vắc xin phòng HIV!

Điều trị PrEP là một loại thuốc sử dụng hàng ngày để ngăn ngừa lây nhiễm HIV, thuốc này sẽ mất hiệu lực khi ngừng dùng thuốc.

Tại Khoa Tư Vấn, Điều Trị Nghiện Chất và HIV/AIDS của Trung tâm Y tế quận Tân Bình đang cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và dịch vụ điều trị PrEP miễn phí cho những người có nguy cơ cao mắc HIV.

- Đối tượng tham gia điều trị PrEP

Những người có bạn tình nhiễm HIV: Nếu bạn đang yêu hoặc sống chung với người nhiễm HIV, PrEP là một hàng rào bảo vệ hiệu quả để giữ an toàn cho bạn.

Người có nhiều bạn tình: Những ai có mối quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, đặc biệt là không sử dụng bao cao su.

Người có tiền sử bệnh lây qua đường tình dục: Nếu bạn đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bạn có nguy cơ cao hơn và PrEP có thể là giải pháp tốt.

Người có hành vi tình dục không an toàn: Nếu bạn thường xuyên không sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, PrEP là một lựa chọn hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

- Tiêu chuẩn để kê đơn điều trị PreP

1. Không bị phơi nhiễm HIV trong 72 giờ qua.

2. Không có biểu hiện nhiễm HIV cấp trong vòng 2 tuần qua.

3. Xét nghiệm HIV âm tính trong vòng 7 ngày.

4. Độ thanh thải creatinine trên 60ml/phút.

5. Cân nặng từ 35kg trở lên.

6. Hiện tại KHÔNG điều trị viêm gan B mạn tính bằng tenofovir hay các bệnh cấp tính khác đang phải theo dõi.

7. Không có tiền sử dị ứng với TDF hay FTC.

8. Sẵn sàng sử dụng PrEP và xét nghiệm HIV định kỳ.

Căn cứ vào nguy cơ và yêu cầu của bạn, các Bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị phù hợp

Tại Khoa tư vấn, Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS của Trung tâm Y tế quận Tân Bình đang cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV và dịch vụ điều trị PrEP miễn phí cho những người có nguy cơ cao mắc HIV.

Thông tin của khách hàng sẽ bảo mật khi sử dụng dịch vụ tại khoa. Đồng thời thông tin của các bạn chỉ sử dụng với mục đích y tế.

Quy trình sử dụng dịch vụ điều trị PrEP tại Khoa

Trong quá trình sử dụng dịch vụ tại khoa nếu khách hàng có gặp các vấn đề như tác dụng phụ của thuốc, cách sử dụng thuốc, lịch tái khám, chuyển nơi cư trú, … khách hàng có thể liên hệ với Bác sĩ điều trị hoặc theo thông tin liên hệ dưới đây:

Khoa tư vấn, Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế quận Tân Bình - Cơ sở 2:

Địa chỉ: 254/86 Âu Cơ, Phường 9, Quận Tân Bình, Tp.HCM

Giờ làm việc: Sáng: 7h – 11h30, Chiều: 13h – 16h30

Điện thoại: 028.3975.2093 – 028.3975.2091 (liên hệ trong giờ làm việc)

Email: opctanbinh.hcm@gmail.com

Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ:
- Bs.Vũ Hoàng Quyền (nhân viên tại khoa) zalo: 0906721483.

- Đỗ Quốc Tuấn (nhân viên tiếp cận cộng đồng của khoa) sđt/zalo: 0917531039.

Vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng, nếu có các hành vi nguy cơ cao hoặc thuộc các đối tượng trên, hãy liên hệ khoa tư vấn, Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế quận Tân Bình để được hướng dẫn, hỗ trợ điều trị kịp thời./.

Tin, ảnh: Bs Vũ Hoàng Quyền - Khoa tư vấn, Điều trị nghiện chất và HIV/AIDS

 

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi