HOTLINE

Tác hại của thuốc lá điện tử

Theo Tổ chức Y tế thế giới, Thuốc lá điện tử là một thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch. Thành phần chính của dung dịch này bao gồm là propylene glycol, có hoặc không có glycerol và các chất tạo hương. Tác hại của thuốc lá điện tử: Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá Đông Nam Á, thành phần dung dịch trong thuốc lá điện tử gồm có: - Nicotine: Ngoài tính gây nghiện, nicotine gây tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi trong quá trình mang thai và các bệnh tim mạch. Mặc dù nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có tác động như “chất tạo khối u” và liên quan đến hình thành bệnh ung thư cũng như ảnh hưởng đến thần kinh.[1] Tiếp xúc với nicotine ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh.[2][3][4] - Propylene glycol: có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng. - Glycerin/Glycerol gốc thực vật: khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên. - Kim loại – chì, bạc, Cadmium, Chromium, thủy ngân, Nickel Tính đến ngày 22 tháng 10 năm 2019: Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật Hoa kỳ (CDC) đã nhận được báo cáo từ 49 bang và 01 lãnh thổ cho thấy có 1,604* ca tổn thương phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) và các sản phẩm thuốc lá mới. Các ca tử vong liên quan đến TLĐT tăng lên 39 ca và làm ảnh hưởng sức khỏe của ít nhất 2,051 người. Số liệu thống kê từ Mỹ, EU, Canada, Nam Triều Tiên cho thấy đến đã có hơn 2.600 ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử. Các ảnh hưởng xấu khác của thuốc lá điện từ gồm: tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ / bỏng, chấn thương, gãy xương. Có nhiều bằng chứng cho thấy việc hít phải các hương liệu trong dung dịch điện tử lâu dài sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.[5] Kết quả nghiên cứu tại Mỹ năm 2018 cho thấy sử dụng thuốc lá điện tử hàng ngày có liên quan tới việc tăng tỷ lệ mắc bệnh nhồi máu cơ tim tương tự như hút thuốc lá truyền thống.[6] Thuốc lá điện tử cũng ảnh hưởng đến người không sử dụng nhưng tiếp xúc với nicotine trong thuốc lá điện tử: Sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng trên toàn thế giới đã làm gia tăng tương ứng các vụ ngộ độc nicotine do tiếp xúc hoặc uống dung dịch điện tử.[7] Các quan sát tại Mỹ cho thấy trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm cao với thuốc lá điện tử và dung dịch nicotine.[8] Trong đó bao gồm cả những ảnh hưởng từ tương đối nhẹ như kích ứng mắt, da, buồn nôn, nôn[9],[10] đến bệnh nặng đe dọa tính mạng[11] và một số trường hợp tửvong.[12],[13],[14] Ngoài ra, sử dụng thuốc lá điện tử gây nên cháy, nổ do thuốc lá điện tử quá nóng, dễ bắt lửa và phát nổ. Hiện nay đã có 200 trường hợp phát nổ được ghi nhận tại Anh và Mỹ. Trong đó có một số trường hợp dẫn đến thương tích đe dọa tính mạng, gây thương tật và thiệt hại lớn về tài sản.[15] Thuốc lá điện tử không có công dụng cai thuốc lá như các công ty thuốc lá vẫn quảng cáo Theo Tổ chức Y tế thế giới, chưa có bằng chứng quốc tế về công dụng cai nghiện thuốc lá thông thường của thuốc lá điện tử. Với đa số người hút thuốc, việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ chỉ làm giảm việc hút thuốc chứ không khiến họ bỏ thuốc hẳn. Điều này sẽ dẫn tới việc người hút sử dụng đồng thời cả thuốc lá thường và thuốc lá điện tử. Khuyến cáo của WHO về thuốc lá điện tử - WHO không khuyến cáo sử dụng thuốc lá điện tử làm Phương tiện cai thuốc - Khuyến cáo cấm hoặc kiểm soát thuốc lá điện tử [1] Rockville, M.U.S.D.o.H.a.H.S., Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health, The Health Consequences of Smoking—50 Years of Progress: A Report of the Surgeon General. 2014. [2] T, K.M., Nicotine modulation of fear memories and anxiety: Implications for learning and anxiety disorders. . Biochemical Pharmacology, 2015. 97 (4): p. 498-511. [3] Yuan M, C.S., Loughlin S, Leslie F., Nicotine and the adolescent brain. . J Physiol., 2015. 593(16): p. 3397-3412. [4] Hall F, D.-A.A., Gould T, Markou A, Shoaib M, Young J. , Negative affective states and cognitive impairments in nicotine dependence. . Neuroscience & Biobehavioral Reviews 2015. 58: p. 168-185. [5] Organisation, W.H., Electronic Nicotine Delivery Systems and Electronic Non-Nicotine Delivery Systems (ENDS/ENNDS) in WHO Framework Convention on Tobacco Control. 2016: Geneva. [6] Alzahrani, T., et al., , Association Between Electronic Cigarette Use and Myocardial Infarction Am J Prev Med, 2018. 55 (4): p. 455-461. [7] S. Pajarre-Sorsa, M.S.a.K.H., Calls Concerning Electronic Cigarettes to the Finnish Poison Information Centre. Clinical Toxicology, 2014. 52(no. Supp): p. 337 [8] A. Kamboj, H.A.S., M. J. Casavant, T. Chounthirath and G. A. Smith, “Pediatric Exposure to E-Cigarettes, Nicotine, and Tobacco Products in the United States. Pediatrics 2016. 137(6, 2016.). [9] S. Pajarre-Sorsa, M.S.a.K.H., Calls Concerning Electronic Cigarettes to the Finnish Poison Information Centre. Clinical Toxicology, 2014. 52(no. Supp): p. 337. [10] E. L. Durmowicz, S. F. Rudy and I. L. Chen, “Electronic Cigarettes: Analysis of FDA Adverse Experience Reports in Non users” Tobacco Control, vol. 25, no. 2, p. 242, 2016. [11] S. W. Lindberg, N.E., J. Bang and L. B. Christensen, Nicotine Poisoning Related to the Use of E-cigarettes Clinical Toxicology 2015. 53(4). [12] K. Chatham-Stephens, R. Law, E. Taylor, S. Kieszak, P. Melstrom, R. Bunnell, B. Wang, H. Day, B. Apelberg, L. Cantrell, H. Foster and J. G. Schier, “Exposure Calls to U. S. Poison Centers Involving Electronic Cigarettes and Conventional Cigarettes‑September 2010-December 2014” Journal of Medical Toxicology, 2016. [13] A. Kamboj, H. A. Spiller, M. J. Casavant, T. Chounthirath and G. A. Smith, “Pediatric Exposure to E-Cigarettes, Nicotine, and Tobacco Products in the United States” Pediatrics, vol. 137, no. 6, 2016. [14] J. P. Vakkalanka, L. S. Hardison and C. P. Holstege, “Epidemiological Trends in Electronic Cigarette Exposures Reported to U.S. Poison Centers” Clinical Toxicology, vol. 52, no. 5, pp. 542-548, 2014. [15] Durmowicz, S.F.R.a.E.L., Electronic Nicotine Delivery Systems: Overheating, Fires and Explosions. Tobacco Control Mar, 2016

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi