HOTLINE

PHƯỜNG 1 QUẬN TÂN BÌNH TRUYỀN THÔNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH VÀ LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2022

Nhân họp mặt kỷ niệm 31 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi (01/10/1991 – 01/10/2022), vào 7g30 sáng ngày 05/10/2022, Trạm y tế phối hợp Ủy ban nhân dân phường 1, Hội Người cao tuổi phường tổ chức truyền thông bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và luật người cao tuổi tại hội trường Ủy ban nhân dân phường 1 với gần 80 cụ tham dự.

Hình ảnh họp mặt kỷ niệm 31 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi

 Tại buổi truyền thông, Bác sĩ Nguyễn Thanh Trí – Trưởng trạm y tế phường 1 cung cấp kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, trong đó nhấn mạnh các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường không xuất hiện cho đến khi có tổn thương phổi đáng kể. Lúc đầu, các triệu chứng nhẹ hơn bắt đầu bằng ho từng cơn ngắt quãng và khó thở khi gắng sức. Khi tiến triển, các triệu chứng diễn ra thường xuyên với mức độ ho liên tục, ho hàng ngày và khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, bao gồm các triệu chứng sau:

  • Khó thở, phải gắng sức để thở, cảm giác thiếu không khí, hụt hơi, năng ngực, cơn khó thở tăng lên khi hoạt động gắng sức (leo cầu thang, tập thể dục, mang vác vật nặng...);
  • Thở khò khè;
  • Ho mạn tính;
  • Tăng tiết đờm, nhất là buổi sáng;
  • Thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp;
  • Mệt mỏi;
  • Giảm cân không giải thích được (thường xảy ra ở giai đoạn muộn);
  • Sưng ở mắt cá chân, bàn chân hoặc cẳng chân (thường xảy ra ở giai đoạn muộn);

 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Trí – Trưởng trạm y tế phường 1 truyền thông về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và Luật Người cao tuổi

   Tiếp theo, BS. Trí truyền thông về luật Người cao tuổi, cụ thể ở chương II, mục 2, điều 12 về khám bệnh, chữa bệnh cho Người cao tuổi.

  1. Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:
  2. a) Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác, trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
  3. b) Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.
  4. Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:
  5. a) Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;
  6. b) Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
  7. c) Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
  8. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Trong thời gian qua, các chính sách trên đã được các cấp các ngành, Hội người cao tuổi các cấp trên địa bàn cả nước triển khai thực hiện, bước đầu đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp phần giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe. 

                                                               CNĐD. Vũ Hoàng Dung – TYT Phường 1

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi