HOTLINE

TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 11 TRUYỀN THÔNG VỀ CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN

 Sáng ngày 06/6/2022, Trạm y tế phường 11 phối hợp với Ủy ban nhân dân phường 11, Hội người cao tuổi của phường, truyền thông về vấn đề các bệnh không lây nhiễm: tăng huyết áp, đái tháo đường cho người cao tuổi, tại Hội trường nhà văn hóa phường 11 với hơn 50 người tham dự là các bác người cao tuổi, các cô chú trong ban ngành đoàn thể của phường, và đội ngũ đoàn viên.

Trong buổi truyền thông, BS Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 đã thông tin về tình hình số lượng người bệnh bị tăng huyết áp, đái tháo đường trên địa bàn phường trong thời gian qua tại địa phương. Theo đó cung cấp kiến thức tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường như: Đặc điểm, dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, các loại máy đo huyết áp, đo đường huyết hiện nay trên thị trường, hướng dẫn cách sử dụng tại nhà.

 

BS Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 truyền thông về bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường

 Đồng thời, BS. Nguyễn Đăng Quang cũng hướng dẫn về cách thức theo dõi và chăm sóc những người bệnh bị tăng huyết áp, đái tháo đường tại nhà:

1. Đo huyết áp đúng cách tại nhà

Theo dõi huyết áp của bạn là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nhưng nếu quá trình đo không đúng cách có thể dẫn đến kết quả thiếu chính xác.

Có 2 cách đo huyết áp (đo bằng máy đo điện tử, đo bằng máy huyết áp đồng hồ cơ), nếu bạn có máy đo huyết áp tự động thì đo rất đơn giản. Nếu đo bằng huyết áp đồng hồ cơ thì cần có người đo giúp. Sau đây xin giới thiệu cách đo huyết áp bằng máy đo điện tử:, pin đủ.

  • Băng quấn tay hợp kích cỡ:
  • Giữ cơ thể cố định: bạn cần ngồi xuống và thở đều đặn, dành vài phút để thư giãn nhẹ nhàng trước khi đo huyết áp.
  • Tư thế tay: Nên đặt cánh tay ngang trái tim của bạn, vì nếu cánh tay ở vị trí cao hơn so với tim thì chỉ số huyết áp có thể thấp.
  • Ngồi đúng tư thế: Lưng thẳng và tựa lưng vào ghế, bàn chân chạm hoàn toàn xuống đất và hai chân không bắt chéo nhau
  • Ấn nút cho máy tự động chạy và đọc kết quả trên máy.
  • Thông thường huyết áp ở người bình thường: huyết áp tâm trương: 60-80mmHg, huyết áp tâm thu: 100-130mmHg.

 Thử đường huyết tại nhà

Việc theo dõi đường huyết ở nhà không chỉ giúp bản thân tự kiểm soát lượng đường huyết tại nhà mà còn cho ra kết quả tương đối chính xác. Bạn chỉ cần làm theo chính xác các bước sau:

  • Làm sạch tay hoặc chỗ cần lấy máu, sau đó lau khô.
  • Lắp kim lấy máu vào ống dẫn, điều chỉnh mức độ sâu của kim theo loại da mỗi người.
  • Gắn que thử vào máy đo, phải chú ý đóng lọ chứa que thử ngay tránh để que bị ẩm.
  • Nhẹ nhàng xoa bóp các đầu ngón tay rồi thả lỏng tay theo chiều cơ thể giúp máu được lưu thông tốt nhất.
  • Sát trùng và chờ khô tay.
  • Đâm mũi kim vào đầu ngón tay, đạt đồ sâu phù hợp sẽ bóp nhẹ ngón tay để máu rơi vào que thử.
  • Dùng khăn sạch hoặc urgo dán kín vết châm, tránh nhiễm trùng.
  • Theo dõi máy hiển thị kết quả và ghi chép lại số liệu.
  • Vệ sinh máy và dụng cụ thử theo đúng hướng dẫn.
  • Thông thường đường huyết an toàn sẽ trong khoảng 70mg/dl đến 150mg/dl. Người bị hạ đường huyết sẽ ở dưới ngưỡng 70mg/dl còn đường huyết tăng cao trên 180mg/dl.

BS. Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 truyền thông về bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường

BS. Nguyễn Đăng Quang – Trạm y tế phường 11 tặng bằng khen cho các cụ cao tuổi trong buổi lễ    

BS Nguyễn Đăng Quang – TYT P.11

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi