HOTLINE

TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH TỔ CHỨC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Trung tâm Y tế quận Tân Bình phối hợp với Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) – Công an quận Tân Bình tổ chức huấn luyện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho 35 học viên là viên chức, người lao động của đơn vị.

Nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, người lao động đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cũng như hiệu lực, hiệu quả về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong đơn vị, kiên quyết không để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, góp phần bảo vệ an ninh trật tự, trật tự xã hội trên địa bàn.

Thực hiện Kế hoạch số 93/KH-TTYT ngày 31/5/2022 của Trung tâm Y tế quận Tân Bình về tập huấn nghiệp vụ về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trung tâm Y tế quận Tân Bình năm 2022.

Ngày 18 tháng 6 năm 2022 Trung tâm Y tế quận Tân Bình phối hợp với Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) – Công an quận Tân Bình tổ chức huấn luyện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho 35 học viên là viên chức, người lao động của Trung tâm. Báo cáo viên là Thiếu tá Lê Quốc Thanh cán bộ với Đội cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Tân Bình.

Thiếu tá Lê Quốc Thanh cán bộ với Đội cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Tân Bình - Báo cáo viên hội nghị

Tại buổi tập huấn, các học viên đã được cán bộ phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an quận Tân Bình hướng dẫn các văn bản quy định nghiệp vụ PCCC&CNCH; quán triệt nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; cách thức sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương PCCC&CNCH được trang bị cho đơn vị; thực hành sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt đám cháy và cứu người bị nạn.

Lớp tập huấn nhằm trang bị cho viên chức, người lao động Trung tâm những kiến thức cơ bản về PCCC&CNCH; rèn luyện khả năng xử lý tình huống do cháy nổ gây ra;  phát huy hiệu quả công tác PCCC theo phương châm 4 tại chỗ; tham gia chữa cháy kịp thời, tổ chức cứu nạn, cứu hộ có hiệu quả góp phần đảm bảo an toàn PCCC cho đơn vị. 

Viên chức, người lao động Trung tâm thực hành kỹ năng PCCC tại buổi tập huấn

Một số quy định của Pháp luật về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 5. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

  1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
  2. a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  3. b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
  4. c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  5. d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

  1. e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
  2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
  3. a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
  4. b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  5. c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
  6. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
  7. a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  8. b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  9. c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
  10. d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
  11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
    Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
  12. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

 

 

                    Vũ Thị Việt Bắc – Phòng TTGDSK

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi