HOTLINE

VÌ SAO ĂN MẶN LẠI TĂNG HUYẾT ÁP?

1. Vai trò của muối đối với cơ thể

Muối là gia vị không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Muối chứa natri và clorua – hai loại khoáng chất rất có lợi và quan trọng cho cơ thể con người. Natri giúp điều hòa huyết áp, thể tích máu, co cơ và chức năng thần kinh. Clorua là chất điện giải cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể. Nếu nồng độ clorua thấp có thể gây ra tình trạng nhiễm toan hô hấp, rất nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy có thể nói rằng muối rất quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều muối. Trên thực tế, những người ăn quá nhiều muối có nguy cơ mắc các vấn đề như huyết áp cao hoặc đầy hơi khó chịu [1].

2. Tại sao ăn mặn lại dẫn đến tăng huyết áp?

Thông thường, chất lỏng dư thừa trong cơ thể chúng ta sẽ được thận lọc và đưa đến bàng quang, nơi nó được bài tiết qua nước tiểu. Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng lượng natri trong máu và phá vỡ sự cân bằng giữa natri và kali. Theo thời gian, tình trạng mất cân bằng này có thể dẫn đến bệnh thận và suy giảm chức năng thận.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch bởi vì ăn quá nhiều muối có thể gây ra tình trạng huyết áp cao, làm tổn thương các động mạch dẫn đến tim và gây nguy hiểm cho sự an toàn của bệnh nhân.

Ban đầu, nó làm giảm lưu lượng máu đến tim, gây ra các triệu chứng như đau ngực, đặc biệt là khi hoạt động. Lúc này, các tế bào tim cũng hoạt động kém hơn trước vì chúng không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể tiếp tục hấp thụ quá nhiều muối, hậu quả của tình trạng huyết áp cao có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và thậm chí có thể dẫn đến vỡ hoặc tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.

Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau tim. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau tim và giảm huyết áp hiệu quả là áp dụng chế độ ăn ít muối. Thời gian đầu, thói quen ăn đồ mặn sẽ có những tác động nhất định, dẫn đến tình trạng giảm lưu lượng máu đến tim, kèm theo một số triệu chứng như đau ngực,… đặc biệt là khi hoạt động gắng sức. Nếu thói quen này kéo dài trong thời gian dài, điều đó có nghĩa là cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều muối, dẫn đến huyết áp cao và thậm chí gây vỡ động mạch và tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.

3. Những dấu hiệu gợi ý đang sử dụng nhiều muối

Thật khó để đo chính xác lượng muối tiêu thụ từ thực phẩm mỗi ngày. Nhưng sau đây là một số dấu hiệu có thể nhận biết nếu đang ăn quá nhiều muối [1]:

- Luôn cảm thấy khát.

- Dấu hiệu của bệnh huyết áp cao.

- Cảm giác sưng ở chân và tay.

- Sỏi thận là do ăn quá nhiều muối, gây gánh nặng cho thận, thậm chí gây quá tải, dẫn đến các vấn đề về thận.

- Thức ăn luôn có cảm giác nhạt nhẽo.

Vì vậy, để bảo vệ cơ thể, hãy điều chỉnh thói quen ăn uống càng sớm càng tốt.

4. Làm thế nào để hạn chế ăn nhiều muối

Ăn quá nhiều muối có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc sỏi thận là hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 6g muối và không quá 5g bột ngọt. Những người mắc bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu nên hạn chế lượng muối tiêu thụ không quá 5 gam muối mỗi ngày. Những người trên 45 tuổi nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này [1].

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo nên tránh ăn những thực phẩm có nhiều muối như mắm tôm, dưa chua, cà tím ngâm, thịt xông khói, thịt hộp, thực phẩm chế biến sẵn... khi ăn hàng ngày.

Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp cần ăn ít muối.

Bệnh nhân suy thận, suy tim giai đoạn cuối cần ăn chế độ ăn nhẹ và từ bỏ thói quen chấm nước mắm.

Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ cũng nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Tốt nhất các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn ít muối ngay từ những năm đầu sau khi sinh, nhất là không nên cho thêm muối khi nấu cháo cho trẻ dưới 1 tuổi, vì lượng muối trong cháo đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể bé. Nếu mẹ cho con ăn quá nhiều muối, natri sẽ tích tụ trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chức năng bài tiết muối của thận còn yếu hơn người lớn.

Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu cảm thấy khó khăn khi phải ăn đồ ăn nhạt thì có thể thay đổi từ từ, giảm dần lượng muối và có thể sử dụng một số gia vị khác như thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn…

Lâm Thị Bích Diễm/Khoa kiểm soát bệnh tật

[1]: Chế độ ăn giảm muối và bệnh mãn tính không lây - Viện dinh dưỡng quốc gia - https://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-an-giam-muoi-va-cac-benh-man-tinh-khong-lay.html.

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi