HOTLINE

6 biện pháp không dùng thuốc tốt nhất để phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp

  1. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Chế độ ăn DASH được viện Khoa học Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health – NIH) nghiên cứu, xây dựng giúp giảm thêm huyết áp bên cạnh tác động của thuốc mà bác sĩ kê toa. Chế độ ăn DASH đặt trọng tâm vào lượng muối, rau củ, trái cây, carbohydrate, sản phẩm từ sữa, thịt nạc và các loại hạt với kích cỡ khẩu phần tiêu chuẩn được thiết kế sao cho cung cấp khoảng 2,000 kcal/ngày, bằng với nhu cầu năng lượng của một người trưởng thành có cân nặng trung bình và hoạt động thể lực vừa phải [1,2,3,11].

  2. Giảm cân

    Thừa cân làm tăng huyết áp và làm cho huyết áp khó kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Ngược lại, giảm đi 1kg cân nặng giúp huyết áp giảm 1mmHg [4,11].

  3. Giảm lượng natri (muối) trong khẩu phần ăn

    Ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới THA [5,6,11].

  4. Tăng lượng kali trong khẩu phần ăn

    Sự di chuyển của ion Kali đi vào trong tế bào thay thế ion Natri đi ra kéo theo phân tử nước ra ngoài dẫn tới giảm phù, giảm huyết áp [7, 11].

  5. Hoạt động thể lực

    Các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu, bơi lội, yoga…giúp làm giảm huyết áp và giúp trái tim khỏe hơn [8, 11].

    Vận động các hoạt động mức độ trung bình ít nhất 150 phút một tuần hoặc các hoạt động mạnh ít nhất 75 phút mỗi tuần. Mục đích là mỗi ngày tập ít nhất 30 phút [8, 11].

    Trong trường hợp không có thời gian, có thể chia ra 3 lần, mỗi lần 10 phút và nó có tác dụng giống như một bài tập kéo dài 30 phút [8, 11].

  6. Bỏ rượu bia, thuốc lá

Uống rượu bia là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc khởi phát cơn tăng huyết áp cũng như các biến chứng do tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, gout, tăng triglyceride máu…[9, 10,11].

Chất nicotin trong các sản phẩm thuốc lá gây kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây tăng huyết áp. Bỏ thuốc lá là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim [9, 10,11].

Bs. Hồng Anh – P. DS - TTGDSK

Tài liệu tham khảo

  1. https://health.usnews.com/best-diet/dash-diet
  2. https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/dash-diet/art-20048456
  3.  https://www.aboutkidshealth.ca/Article?contentid=1438&language=English
  4. https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-cua-che-do-an-va-giam-can-voi-nguoi-tang-huyet-ap-169137953.htm
  5. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/moi-lien-quan-giua-an-thua-muoi-va-benh-tang-huyet-ap
  6. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8522721/
  7. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16467502/
  8. https://suckhoedoisong.vn/150-phut-tap-the-duc-moi-tuan-tot-cho-tim-gan-va-nao-nhu-the-nao-169230320220648514.htm
  9. https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-ruou-bia-la-ke-thu-voi-nguoi-benh-tang-huyet-ap-169220915231320199.htm
  10. https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/ hut-thuoc-la-yeu-to-nguy-co-cua-tang-huyet-ap-va-cac-benh-ly-tim-mach
  11. https://tanghuyetap.vn/sites/default/files/blog/files/kcvsh2021-2022_da_sua_chua_va_bo_sung.pdf

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi