HOTLINE

NGÀY HEN PHẾ QUẢN TOÀN CẦU 07/5/2024

Ngày Hen toàn cầu năm 2024 đã chọn chủ đề “Trao quyền cho người bệnh Hen phế quản về giáo dục sức khoẻ”. Nhằm nhấn mạnh sự cần thiết phải trao quyền cho những người mắc bệnh Hen phế quản với việc giáo dục phù hợp để nâng cao nhận thức quản lý bệnh hen của người bệnh và giúp người bệnh nhận biết khi nào cần tiếp cận sự trợ giúp về chăm sóc y tế.

Bệnh Hen phế quản gây ra những hậu quả nghiệm trọng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Tỷ lệ tử vong do bệnh hen còn cao mặc dù đã có thuốc điều trị và biện pháp kiểm soát hiệu quả.

Định nghĩa Hen phế quản

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

Với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng khi tiếp xúc yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết.

  

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Các nghiên cứu cho rằng có sự tương tác giữa các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường gây ra bệnh:

  • Yếu tố di truyền: 50% - 60%. Theo một số nghiên cứu bố hoặc mẹ bị hen thì con nguy cơ mắc bệnh hen 25%, nếu bố và mẹ đều bị hen thì tỷ lệ tăng gấp đôi.
  • Cơ địa dị ứng: chiếm 75%. Là yếu tố nguy cơ mạnh nhất trong bệnh Hen phế quản.
  • Béo phì, suy dinh dưỡng, sinh non.
  • Yếu tố môi trường:

    + Dị nguyên trong nhà: Mạt bụi nhà hay gặp nhiều nhất, nấm mốc,…

    + Lông thú (chó, mèo,…)

    + Dị nguyên ngoài nhà: Bụi đường phố, phấn hoa, hương khói hoá chất, ô nhiễm môi trường,…

    + Nhiễm khuẩn đường hô hấp (Virus, vi khuẩn,…)

    + Nghề nghiệp: May, sơn, hoá chất,…

    + Thức ăn: Trứng, hải sản, phụ gia thực phẩm.

    + Thuốc: Aspirin.

    + Khói thuốc lá.

  • Các yếu tố khác: Nội tiết, stress, gắng sức, thay đổi thời tiết, mùi vị,…

    Triệu chứng giúp nghĩ đến Hen phế quản

  • Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa họng,…
  • Liên quan đến thay đổi thời tiết.
  • Các triệu chứng: khò khè tái phát nhiều lần, nặng ngực, khó thở, ho khan hoặc đàm nhầy.
  • Thường xuất hiện hoặc nặng lên về đêm, gần sáng.
  • Lưu ý những người thân trong gia đình của người bệnh có thể mắc các
    bệnh về Chàm, dị ứng, hen, viêm mũi dị ứng….dị ứng thực phẩm.

    Hãy đến cơ sở y tế gần bạn nhất để được tư vấn và đo chức năng hô hấp để phát hiện và chẩn đoán xác định bệnh Hen phế quản.

    Cần lập kế hoạch để kiểm soát hen tốt:

  • Tránh các yếu tố tác nhân gây khởi phát Hen phế quản.
  • Biết sử dụng thuốc dạng hít đúng kỹ thuật.
  • Đảm bảo thuốc điều trị trong tháng.
  • Không được tự ý ngưng thuốc nếu không có ý kiến của thầy thuốc.
  • Trao đổi với dịch vụ chăm sóc y tế của bạn.

Kiểm soát hen tốt là cần sử dụng thuốc thường xuyên với ít triệu chứng hoặc không có triệu chứng và các hoạt động thể lực hàng ngày bình thường không bị giới hạn.

Bs. Trịnh Thị Hoài Thương/ Khoa Khám bệnh

Chia sẻ nhận xét về bài viết

Gửi nhận xét
HỎI VÀ ĐÁP
Đánh giá
Gửi